fbpx

Tổng hợp 7 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết sớm nhất

Trẻ mới sinh có sức đề kháng rất yếu vì thế mà chỉ một chút sơ sẩy trong cách chăm sóc con cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến con nhỏ bị mắc bệnh và hay gặp nhất là các bệnh lý ngoài da. Để bảo vệ sức khỏe của con, các ông bố bà mẹ nên trang bị những thông tin về các bệnh lý ngoài da mà con cái của mình có khả năng cao mắc phải. Từ đó nâng cao biện pháp phòng tránh cũng như hướng giải quyết kịp thời để bảo vệ tốt nhất cho con.

Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em

Dưới đây là tổng hợp 7 bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ em bao gồm dấu hiệu nhận biết cũng như cách chăm sóc con trẻ khi bị bệnh ngoài da.

1. Bệnh rôm sảy

Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến rôm sảy là do vào mùa hè nóng bức, con trẻ bị đổ mồ hôi nhưng lượng mồ hôi lại không thoát ra được mà ứ đọng ở ống bài tiết khiến cho ống bài tiết bị bít kín từ đó sinh ra rôm sảy. 

Bệnh rôm sẩy
Bệnh rôm sảy

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

Dấu hiệu nhận biết:

Rôm sảy biểu hiện khi trên da bé xuất hiện những nốt lấm tấm màu hồng nhỏ, cứng và mọc thành từng đám trên da. Càng những vùng da thường xuyên bị bít kín như vùng lưng, ngực, cổ, các nếp gấp trên cơ thể,… là những nơi tập trung rôm sảy. Rôm sảy khiến trẻ bị ngứa và liên tục quấy khóc khiến bố mẹ lo lắng. 

Cách phòng ngừa và chăm sóc da cho bé:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
  • Mặc quần áo mỏng thoáng cho trẻ vào mùa hè.
  • Giữ nhiệt độ trong phòng không quá cao để tránh trẻ bị đổ mồ hôi.
  • Cho trẻ uống nhiều nước.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm sử dụng nước lá hoặc sữa tắm không kích ứng dành riêng cho trẻ.

2. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em có nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường hô hấp, hay qua dịch từ vết lở loét do bệnh tay chân miệng gây ra.

Dấu hiệu nhận biết

Trong 1 – 2 ngày đầu khi mới phát bệnh thì trên da bé sẽ xuất hiện những nốt hồng ban có đường kính vài mm sau đó thì chuyển sang dạng mụn nước. Những nốt ban này xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, ngón chân, mông của trẻ. Tiếp theo đó các nốt ban đỏ sẽ xuất hiện xung quanh vùng miệng và gây loét miệng khiến quá trình ăn uống của trẻ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra còn kèm theo cả biểu hiện sốt nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng

Bác sĩ tư vấn
Bác sĩ tư vấn

Cách phòng ngừa và chăm sóc bé:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
  • Chất thải của trẻ nên được xử lý cloramin b trước khi xả thải chung bởi phân cũng là một trong những con đường lây nhiễm bệnh lý ngoài da này. 
  • Đối với trẻ sốt cao liên tục và thường xuyên bị giật mình thì bố mẹ lên sớm đưa con tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa về da để có hướng khắc phục kịp thời.
  • Bố mẹ cũng nên cách ly trẻ với những trẻ em khác để tránh lây lan bệnh.

3. Bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý về da thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi với tỉ lệ mắc bệnh lên đến 60%. Bệnh lý này phần lớn là do di truyền, ngoài ra những trẻ thường xuyên bị dị ứng thức ăn, cơ địa mẫn cảm,… hoặc sinh hoạt trong môi trường ẩm thấp, ô nhiễm cũng có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa.

Bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa

Dấu hiệu nhận biết

Chỉ cần quan sát bằng mắt thường bố mẹ cũng hoàn toàn có thể nhận biết con trẻ có bị bệnh viêm da cơ địa không? Nếu trên da bé xuất hiện các đám đỏ trên da gây ngứa, mọc thêm nhiều mụn nông, rất dễ vỡ và đóng vảy,.. Khi bị viêm da cơ địa sẽ khiến làn da của bé trở nên sần sùi, mẩn đỏ và dày lên. Bên cạnh đó cũng có thêm dấu hiệu sưng hạch ở lân cận. Vùng da bị ảnh hưởng của bệnh lý viêm da cơ địa đó là da đầu, trán, cổ, tay chân và trên người bé. 

Cách phòng ngừa và chăm sóc bé:

  • Giữ gìn vệ sinh cho bé thật cẩn thận.
  • Bố mẹ sớm đưa con tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khác và tư vấn hỗ trợ điều trị kịp thời. 

4. Viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc hình thành do làn da của bé tiếp xúc với các vật gây dị ứng, chất kích thích. Khi bị viêm da tiếp xúc bé sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu và liên tục quấy khóc. 

Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc

Dấu hiệu nhận biết:

Khi bị viêm da tiếp xúc thì trên da của bé sẽ xuất hiện các vệt ban đỏ dài hoặc tròn với hình dạng và kích thước không đồng nhất. Làn da cũng có dấu hiệu phù nề và nổi thêm các nốt mụn nước rải rác. Hầu hết trẻ đều cảm thấy nóng rát tại khu vực bị bệnh và liên tục quấy khóc, bứt rứt, chà xát liên tục lên vùng da đang bị tổn thương.

Cách phòng ngừa và chăm sóc bé:

  • Giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ cho trẻ.
  • Bố mẹ đưa con đi thăm khám sớm để biết tình trạng diễn biến của bệnh lý cũng như tìm phương hướng điều trị dứt điểm. 

Bác sĩ tư vấn
Bác sĩ tư vấn

5. Chốc lở

Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng phổ biến và rất dễ lây lan.

Dấu hiệu nhận biết:

Bệnh chốc lở biểu hiện qua những vết loét đỏ trên da mặt, đặc biệt là ở quanh mũi và miệng của trẻ nhỏ, chúng cũng xuất hiện ở tay và chân trẻ. Sau khoảng vài ngày khi vết lở loét vỡ ra sẽ hình thành nên lớp vỏ màu nâu vàng.

Chốc lở
Chốc lở

Cách phòng ngừa và chăm sóc bé:

  • Vệ sinh cơ thể cho bé thật sạch sẽ.
  • Bố mẹ cũng nên rửa tay thật sạch trước và sau khi chạm vào vết lở loét của con.
  • Tốt nhất bố mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ sớm để có hướng điều trị phù hợp.

6. Bệnh nổi mề đay

Bệnh nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng mà cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây dị ứng khi chúng xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Nếu cơ thể tiếp xúc với các vật gây dị ứng sẽ kích thích sản sinh ra histamin dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy và mẩn đỏ. 

Dấu hiệu nhận biết:

Trên làn da bé ở bất kì khu vực nào như mặt, tay chân sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ gây ngứa cho trẻ. Bố mẹ cần có biện pháp phòng tránh để trẻ không tự ý gãi vào các nốt mẩn đỏ gây tróc da, viêm nhiễm. Khi trẻ bị nổi mề đay sẽ kèm thêm biểu hiện phát ban, sẩn phù ở một số vị trí như ở môi, mí mắt hoặc bộ phận sinh dục của trẻ, chúng là những nốt sưng to phồng lên trên bề mặt da. Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện sốt, rối loạn hệ tiêu hóa và nổi mụn nước. 

Bệnh nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay

Cách phòng ngừa và chăm sóc bé:

  • Giữ gìn vệ sinh thật tốt cho trẻ.
  • Bố mẹ có thể tham khảo phương pháp tắm bằng lá khế 
  • Nên sớm tìm gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn kịp thời. 

Có thể bạn muốn biết: Hỗ trợ điều trị bệnh mề đay

7. Trứng cá ở trẻ sơ sinh

Nhắc đến các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em thì không thể không nhắc đến hiện tượng trứng cá ở trẻ sơ sinh. Thoạt nghe thấy vô lý vì mụn trứng cá thường chỉ xuất hiện ở độ tuổi dậy thì nhưng mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh lại là hiện tượng phổ biến. 

Dấu hiệu nhận biết:

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh được biểu hiện qua những nốt mụn trắng hay đỏ và bao xung quanh là vùng da tấy đỏ. Chúng thường xuất hiện ở vùng cằm, má, trên trán và ở lưng của bé. Mụn trứng cá hiện rõ hơn trên da khi bé nóng hoặc bé quấy khóc, hoặc khi làn da của bé bị kích ứng với một sản phẩm chăm sóc da nào đó, với sữa bé bú, nước bọt, nước muối,…

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Cách phòng ngừa và chăm sóc bé:

  • Vệ sinh vùng da bị mụn trứng cá nhẹ nhàng, không chà xát mạnh để tránh gây tổn thương. 
  • Không tự ý bôi thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ
  • Đưa bé đi thăm khám bác sĩ nếu tình trạng mụn trứng cá không thuyên giảm sau 2 tuần. 

Trên đây là thông tin về 7 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em bố mẹ nên tham khảo để có kiến thức bảo vệ con. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan đến bệnh ngoài da ở trẻ em, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 0862 16 18 56 tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Maia & Maia để được chính các chuyên gia giải đáp.