Bệnh vảy nến không chỉ xảy ra ở người lớn mà nó còn là bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ em. Vậy bệnh vảy nến ở trẻ em, trẻ sơ sinh có khác so với người lớn không? Có chữa được không? Hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Da liễu tìm hiểu kĩ hơn về bệnh lý này.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến hiện chưa rõ ràng những một số ý kiến cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Ngoài ra bệnh vảy nến ở trẻ sở sinh còn xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu đứa trẻ sinh ra trong gia đình có người bị bệnh vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh vảy nến lên đến 50%. Bên cạnh đó còn rất nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến ở trẻ em như: Tâm lý căng thẳng, stress; nhiễm trùng, nhiễm khuẩn; do ảnh hưởng thời tiết; do thiếu hụt vitamin D,…
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Triệu chứng của bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị mắc bệnh vảy nến sẽ xuất hiên những triệu chứng dưới đây:
- Làn da của bé trở nên thô ráp, có hiện tượng nứt nẻ, có thể đi kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ liên tục gãi ngứa, quấy khóc.
- Trên bề mặt da có dấu hiệu đỏ bị phù nề, xuất hiện các vảy trắng bạc.
- Móng tay của trẻ trở nên dày hơn, có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng tay.
- Các vùng nếp gấp trên da đỏ hơn so với các vùng da khác.
- Nếu trẻ bị vảy nến ở mắt có thể gây sụp mí và cản trở đến khả năng nhìn của trẻ, còn nếu ở tai, mũi cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bít tắc và ngăn cản tới hoạt động nghe, ngửa của trẻ.
- Bệnh này có thể xuất hiện và sau đó tự hết nhưng không thể tự khỏi, bệnh vảy nến là bệnh mãn tính nến có thể tái phát nhiều lần.
Có thể bạn muốn biết: Bệnh vảy nến và những biến chứng khôn lường
Phân loại bệnh vảy nến ở trẻ em
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh được chia làm 4 loại:
- Vảy nến tã lót: Đây là một thể rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng của bệnh vảy nến thường xuất hiện trên những vùng da quấn tã, bệnh này thường bị nhầm lẫn với dị ứng, phát ban,…
- Vảy nến thể mảng: Đó là sự xuất hiện của từng đám, mảng vảy nến nhưng ở trẻ em thì kích thước các mảng vảy nến thường nhỏ hơn so với người lớn.
- Vảy nến thể giọt: Bệnh vảy nến thể giọt xuất hiện dưới dạng những mảng vảy nhỏ, giống như dấu chấm. Bệnh này gây ra bởi viêm họng liên cầu khuẩn hoặc cảm lạnh.
- Vảy nến thể mụn mủ: Nốt vảy nến có mảng đỏ, nhân ở giữa chứa mủ, thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân.
Cách chữa bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh diễn biến rất phức tạp do đó bố mẹ không nên tự chữa tại nhà hoặc cho con uống thuốc, bôi thuốc khi chưa được bác sĩ kê đơn. Tốt nhất bố mẹ nên đưa con đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và đưa ra phương pháp hỗ trợ điều kịp thời.
Ngoài ra bố mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc con tại nhà để nhằm hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh và ngăn bệnh tái phát cũng như giảm thiếu tối đa những biến chứng mà bệnh vảy nến gây ra.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Vệ sinh cơ thể cho trẻ hằng ngày, sử dụng sữa tắm gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, không gây kích ứng da trẻ.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát vào thời tiết nóng bức, đồng thời giữ ấm cơ thể con khi vào mùa đông lạnh.
Có thể bạn muốn biết: Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến
Nếu còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh bạn vui lòng liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 0862 16 18 56 tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Maia & Maia để được chính các chuyên gia giải đáp.