Bệnh viêm da cơ địa trẻ em có khả năng tái phát nhiều lần, dai dẳng, gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như di truyền, môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, dị ứng với lông động vật… Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia là lựa chọn tốt nhất để điều trị hiệu quả bệnh viêm da cơ địa trẻ em.
1. Viêm da cơ địa trẻ em là bệnh gì?
Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Nguyễn Tiến Thành cho biết, viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm thể tạng (eczema), là bệnh viêm da tái phát mãn tính có liên quan đến cơ địa dị ứng và thường gặp ở trẻ em.
Theo thống kê, trên thế giới số bệnh nhi bị viêm da cơ địa chiếm khoảng 10 – 30% và 5 – 10% trẻ vị thành niên mắc bệnh. Tại việt Nam, tỷ lệ viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi là 26,6% và 16% ở trẻ dưới 5 tuổi.
Bình thường sẽ có một lớp màng bảo vệ ở bên ngoài làn da, ngăn ngừa nguy cơ mất nước cũng như bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở trẻ bị viêm da cơ địa lớp màng này dễ bị tổn thương và khiến cho làn da của trẻ bị khô, mất nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ở bên ngoài dễ dàng xâm nhập, gây mụn đỏ và ngứa ngáy trên da trẻ.
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường khởi phát sớm, trong đó có 60% trường hợp bị viêm da trong năm đầu đời, 30% trẻ mắc bệnh trong 5 năm đầu tiên và chỉ 10% trẻ khởi phát bệnh sau 5 tuổi.
Thông thường, hơn 90% trường hợp trẻ sẽ ổn định sau 2 tuổi và chỉ 5% số trẻ bị bệnh chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn và không ít các trường hợp tái đi tái lại nhiều lần cho đến khi trưởng thành.
2. Triệu chứng của viêm da cơ địa trẻ em
Tuỳ vào từng giai đoạn mắc bệnh ở trẻ mà biểu hiện viêm da cơ địa sẽ có sự khác nhau. Bất kỳ vùng nào trên cơ thể cũng có thể bị viêm da cơ địa. Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường biểu hiện rõ rệt nhất ở vùng đầu, mặt và khuỷu tay.
Triệu chứng viêm da cơ địa cụ thể ở từng giai đoạn như sau:
– Giai đoạn cấp tính: Tổn thương thường gặp là mụn nước dập vỡ trên nền da dát đỏ, kèm theo tình trạng rỉ dịch và đóng thành vảy tiết, những tổn thương này thường gặp ở trán, má hoặc cằm của bé. Trường hợp nặng, tổn thương có thể xuất hiện ở trên người và các chi.
– Giai đoạn bán cấp: Triệu chứng giảm dần mức độ, các dát sần tập trung thành từng mảng trên nền da đỏ hoặc nằm rải rác, rỉ và ứ dịch nhiều, kèm theo tình trạng phù nề, ngứa ngáy.
– Giai đoạn mãn tính: Da của trẻ lúc này thường dày và khô, vết nứt da gây đau, những nếp gấp lớn là lòng bàn tay, chân, cổ tay hoặc chân tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm.
Trẻ bị mắc viêm da cơ địa thường đi kèm với các tình trạng khác nhau như hen suyễn, dị ứng, lo lắng, mất ngủ. Khi bị viêm da cơ địa, trẻ thường ngứa ngáy khó chịu, hay cào gãi và chà xát khiến cho da của trẻ càng thêm tổn thương và bị nhiễm trùng.
3. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Trẻ có làn da khỏe mạnh luôn giữ được độ ẩm phù hợp, bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường và sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus có hại. Do đó, nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa ở trẻ thường do:
3.1 Di truyền
Nếu trong gia đình của trẻ có người bị viêm da cơ địa thì nguy cơ trẻ mắc bệnh cao hơn.
3.2 Chất tẩy rửa mạnh
Da của trẻ thường yếu và mỏng hơn người lớn. Do đó ở trẻ bị rối loạn miễn dịch liên quan còn mỏng manh hơn. Vì thế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như nước giặt, xà phòng tắm, nước rửa chén… có thể trở thành tác nhân gây bệnh da liễu ở trẻ.
3.3 Hoá chất
Việc trẻ tiếp xúc với những hóa chất tạo mùi, hoá chất trong các sản phẩm tẩy rửa như amoniac, Chloride… cũng khiến cho làn da của trẻ dễ bị dị ứng và viêm da cơ địa hơn.
3.4 Môi trường ô nhiễm
Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ bị viêm da kích ứng. Theo đó môi trường ô nhiễm, bụi bẩn khiến làn da của trẻ dễ gặp các tổn thương, điển hình là bệnh lý viêm da cơ địa.
3.5 Dị ứng với lông động vật
Trẻ có thể bị viêm da kích ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa… Vì thế cha mẹ vệ sinh không gian sống thường xuyên, sạch sẽ giúp bảo vệ làn da của trẻ khỏi các tác nhân dị ứng.
3.6 Dị ứng thực phẩm
Hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ, cũng là nguyên nhân khiến viêm da cơ địa khởi phát ở trẻ. Vì thế, cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ bị dị ứng với bất kỳ loại hải sản nào thì cần tránh cho trẻ ăn sau này.
Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nguyên nhân gây viêm da, dị ứng cũng sẽ góp phần kiểm soát bệnh tiến triển và tái phát sau điều trị.
4. Biến chứng viêm da cơ địa ở trẻ em
Viêm da cơ địa gây nên những biến chứng từ nhẹ đến nặng ở trẻ. Bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể khiến cho trẻ khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này.
Nhiều trẻ khi bị viêm da cơ địa thường bỏ ăn, kém ăn, phần viêm da có thể bị bội nhiễm với các loại vi khuẩn, virus, nấm… khiến tình trạng bệnh trầm trọng thêm.
Với những trẻ lớn, tình trạng viêm da cơ địa sẽ khiến trẻ tự ti, bị trêu chọc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến cho trẻ có tâm lý mặc cảm với bạn bè.
Mặc dù viêm da cơ địa ở trẻ em không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng nếu điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ tái phát nhiều lần, thậm chí để lại sẹo xấu và tổn thương da.
Bên cạnh đó, các thống kê chỉ ra hơn một nửa trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa có thể tiến triển thành bệnh hen suyễn hay sốt cỏ khô (một dạng viêm mũi dị ứng gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh như chảy nước mũi, sung huyết, hắt hơi, áp lực xoang) vào năm 13 tuổi.
5. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trẻ bị viêm da cơ địa thường được điều trị tại nhà, tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa:
- Tình trạng bệnh lý nặng cần điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch toàn thân.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn thứ phát nặng cần dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch.
- Trẻ bị nhiễm herpes lan rộng.
Ngoài ra những trường hợp trẻ bị bệnh nặng nhưng bố mẹ không biết cách chăm sóc hoặc chưa chắc chắn về bệnh thì tốt nhất nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả cùng lưu ý quan trọng trong cách chăm sóc để sớm đẩy lùi tình trạng bệnh.
6. Phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Điều trị viêm da cơ địa chủ yếu tập trung loại bỏ triệu chứng, giảm tình trạng ngứa, viêm da ở trẻ, giúp giảm tình trạng ngứa, chống nhiễm trùng da và cung cấp độ ẩm cho da… Sau khi thăm khám với bác sĩ, tuỳ tình trạng của từng trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
6.1 Điều trị tại nhà
Đối với những trẻ có mức độ bệnh nhẹ, có thể điều trị tại nhà, cha mẹ cần chú ý tuân thủ phác đồ điều trị cho bé và tái khám đúng lịch.
Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian với các loại thảo mộc lành tính như trầu không, lá khế, chè xanh… để tắm khi bé bị viêm da cơ địa.
Ưu điểm của những loại thảo mộc này là dễ tìm, an toàn và giá thành rẻ. Ngoài tác dụng giảm ngứa, chống viêm, chúng còn hỗ trợ tốt trong điều trị viêm da cơ địa ở trẻ hiệu quả. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý nên chọn loại thảo mộc được trồng tự nhiên, không nhiễm thuốc trừ sâu, rửa sạch trước khi sử dụng và cần kiên trì áp dụng lâu dài.
6.2 Sử dụng thuốc điều trị
Thuốc điều trị có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng theo 2 giai đoạn:
- Điều trị tấn công
– Sử dụng thuốc đặc trị tại chỗ: Việc điều trị có thể căn cứ vào nhu cầu. Với những trường hợp nhẹ thì không nên sử dụng thuốc này. Cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng những loại thuốc có hoạt tính phù hợp với lượng thuốc vừa đủ để sử dụng ngắn hạn, giảm liều lượng từ từ, tránh tái phát bệnh.
- Điều trị duy trì
– Đây là phương pháp chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh nhi mắc bệnh nặng, tái phát nhiều lần.
– Chỉ định sử dụng thuốc tại chỗ sẽ giúp ngăn chặn bệnh tiến triển khi xuất hiện dấu hiệu tái phát bệnh.
– Dùng thuốc gián đoạn tại chỗ.
Lưu ý với trường hợp trẻ gặp biến chứng, vẫn có phản ứng ban đỏ mặc dù đã tuân thủ theo hướng dẫn điều trị và chăm sóc da hợp lý thì có thể có một số nguyên nhân nhiễm trùng thứ phát cần phải điều trị nguyên nhân:
- Nếu nhiễm khuẩn: Sử dụng thuốc kháng sinh bằng đường uống hoặc kháng sinh tại chỗ.
- Nếu nhiễm virus: Dùng thuốc kháng virus đường uống hoặc kháng virus tại chỗ.
6.3 Điều trị căn bản viêm da cơ địa
Trong các giai đoạn viêm da cơ địa ở trẻ, dưỡng da và sử dụng chất dưỡng ẩm là điều trị căn bản. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã chứng minh hoạt tính có trong các chất dưỡng ẩm sẽ làm tăng thêm tác dụng của thuốc bôi theo chỉ định tại chỗ, đồng thời giảm nhu cầu sử dụng thuốc trong viêm da cơ địa mức độ nhẹ và trung bình, có hiệu quả trong điều trị và giảm những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc, kéo dài thời gian ổn định của bệnh và phòng tránh những đợt bùng phát ở trẻ.
Theo đó, các chất dưỡng ẩm được đánh giá tốt phải thỏa mãn được những tiêu chí:
- Được nghiên cứu và công bố với mức độ chứng cứ rõ ràng về hiệu quả điều trị, đặc biệt với trẻ em.
- An toàn khi sử dụng lâu dài, không chứa paraben, hương liệu, không gây kích ứng da.
- Đảm bảo duy trì được độ ẩm lý tưởng cho da, độ pH tương tự da tự nhiên.
- Chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa và tăng khả năng điều trị bệnh.
Nên chú ý sử dụng chất dưỡng da ít nhất 2 – 3 lần/ngày, nếu tình trạng da trẻ bị khô kéo dài có thể tăng số lần sử dụng. Sau khi tắm, rửa tay, cha mẹ có thể bôi dưỡng da để duy trì độ ẩm cho da trẻ. Tránh sử dụng ở vùng niêm mạc mắt, mũi, miệng.
Đối với trường hợp giai đoạn cấp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc điều trị phối hợp cùng kem dưỡng. Cha mẹ có thể bôi kem dưỡng trước khi dùng thuốc được chỉ định.
7. Điều trị viêm da cơ địa trẻ em dứt điểm ở đâu?
Viêm da cơ địa ở trẻ em tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại dai dẳng, tái phát nhiều lần và đánh mất thẩm mỹ. Do đó, điều trị bệnh sớm, đúng cách với các bác sĩ chuyên khoa da liễu đóng vai trò quan trọng.
Phòng khám da liễu thẩm mỹ Maia&Maia – địa chỉ uy tín, chuyên điều trị các bệnh lý về da và thẩm mỹ công nghệ cao, là lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh khi điều trị viêm da cơ địa cho con trẻ. Đến với Maia&Maia, các bé sẽ được thăm khám và điều trị 1:1 với bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm.
Cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, ứng dụng khoa học trị liệu tiên tiến nhất trên thế giới. Đảm bảo mang đến cho bạn chất lượng điều trị tốt nhất, loại bỏ triệt để bệnh lang ben, trả lại làn da đều màu, tự tin hơn.
8. Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Nguyễn Tiến Thành nếu bệnh viêm da cơ địa trẻ em bước vào giai đoạn mãn tính thì rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Thế nhưng vẫn có những biện pháp tốt để kiểm soát bệnh. Vì thế, cha mẹ đừng quá lo lắng.
Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ khi bị viêm da cơ địa, giúp hạn chế biến chứng và đẩy lùi triệu chứng khó chịu ở trẻ mà bố mẹ nên làm:
Tắm cho trẻ hàng ngày, thời gian không quá 5 phút. Bố mẹ nên sử dụng các loại sữa tắm lành tính, tốt nhất là các loại sữa tắm có tác dụng điều trị viêm da cơ địa. Trường hợp không có, cha mẹ có thể thay thế bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa.
Bôi các loại kem dưỡng da làm mềm và dưỡng ẩm da cho trẻ hàng ngày kể cả khi không có tổn thương ở da. Sau khi tắm cho trẻ vài phút, cha mẹ nên sử dụng khăn giấy thấm nhẹ, bôi kem dưỡng kết hợp thuốc trị viêm da cho trẻ theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Giáo dục hành vi của trẻ, hướng dẫn trẻ không gãi, chà xát, cho trẻ đeo găng tay, tất chân khi ngủ tránh để trẻ gãi làm tổn thương da. Đồng thời cắt móng tay, chân thường xuyên cho trẻ để giảm nhiễm trùng khi không may trẻ làm trầy xước da.
Cha mẹ cần chủ động tìm thêm thông tin về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em để phòng ngừa bệnh tái phát và chăm sóc trẻ được tốt nhất.
Viêm da cơ địa trẻ em nếu không điều trị kịp thời, đúng cách bệnh sẽ tái phát dai dẳng và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của trẻ. Do đó, ngay khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay.