Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn chuyên khoa Da liễu thẩm mỹ cho biết: “Bệnh mề đay là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em và người lớn do nhiều nguyên nhân gây ra như dị ứng với sự biến đổi của thời tiết, dị ứng thuốc, dị ứng với hóa chất, thức ăn…” Hãy cùng phòng khám Da Liễu Maia & Maia tìm hiểu nhé!
Bệnh mề đay là gì?
Bệnh mề đay là một phản ứng của mao mạch trên da với cơ chế liên quan đến histamine. Bệnh mề đay thường gây ra những triệu chứng phổ biến như xuất hiện các nốt sần tấy đỏ, mẩn, phù trên bề mặt da và rất ngứa ngáy, khó chịu.
Bệnh mề đay tiếng anh là gì? Bệnh mề đay trong tiếng anh có nghĩa là nettle-rash, urticaria.
Nguyên nhân bệnh mề đay
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh này. Tuy nhiên dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến cơ thể nổi mề đay:
1. Do dị ứng thức ăn chúng ta ăn hằng ngày
Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh mề đay cấp tính hàng đầu. Thông thường, những trường hợp xuất hiện mề đay hay gặp nhất là do dị ứng với các loại hải sản biển,.. thậm chí những thức ăn lành tính, có thể chúng ta ăn không sao, nhưng do sự biến đổi của cơ thể cũng có thể gây nên bệnh.
2. Do dị ứng thuốc
Các loại thuốc có thể gây nên bệnh mề đay cũng khá đa dạng, có thể là thuốc uống, thuốc bôi ngoài da. Tùy theo liều lượng sử dụng mà các triệu chứng của bệnh mề đay xuất hiện ngay sau khi sử dụng thuốc hoặc sau đó vài ngày. Thành phần gây dị ứng trong thuốc cũng vô cùng đa dạng và tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà sẽ có phản ứng khác nhau với những thành phần khác nhau. Tuy nhiên những thành phần trong thuốc có nguyên nhân gây bệnh mề đay hàng đầu là: thuốc nhóm kháng sinh, vắc-xin, các loại men, thuốc chồng dị ứng, thuốc bôi ngoài da,…
3. Do nọc độc và bụi bẩn
Các vết cắn của côn trùng hay lông động vật, hay thậm chí là do sự tiếp xúc qua da người, cũng có thể gây nên mề đay.
Bụi bẩn cũng có thể gây dị ứng, các ngành nghề thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn như nghề xây dựng, vệ sinh môi trường.v.v..thỉnh thoảng cũng có trường hợp vệ sinh nhà kho hay do phấn hoa, cũng có thể gây nên bệnh mề đay.
4. Do tiếp xúc với hóa chất
Thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, son, xà phòng… là những nguyên nhân hàng đầu gây nên mề đay do các chất hóa học. Bị mề đay do các chất hóa học thường khá rầm rộ, gây nên những triệu chứng bệnh mề đay rất rõ rệt và tức thời, ngoài ra, bênh tuy không dai dẳng nhưng mức độ của bệnh thường trầm trọng, nhất là dị ứng do thuốc nhuộm tóc.
5. Một số nguyên nhân gây bệnh khác
Ngoài những nguyên nhân đã kể trên, còn rất nhiều những nguyên nhân khác như:
– Do dị ứng thời tiết (nắng đổ mồ hôi, mưa, lạnh, gió, nồm ẩm).
– Do di truyền (tiền sử gia đình có người mắc bệnh mề đay).
– Do các bệnh hệ thống (Lupus ban đỏ, viêm mạch.v.v..).
>>> Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh lý về da.
Triệu chứng bệnh mề đay
1. Mề đay cấp tính
- Trên da có xuất hiện các nốt sần đỏ, vùng da xung quanh đỏ thành từng vầng.
- Có cảm giác nóng rát xung quanh vùng da tấy đỏ, đau như kim châm trên da.
- Hiện tượng vạch da đồ: xuất hiện sau vài phút khi vạch nhẹ trên da, biểu hiện là một đường sẩn phù, đỏ ngứa, chẩn đoán dễ dàng.
>>> Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
- Có kèm theo phù ở mi mắt, môi, lưỡi hoặc bất kỳ chỗ nào trên cơ thể như bộ phận sinh dục ngoài, tay chân… Các tổn thương cấp tự phát thường mất đi không để lại di chứng.
- Với 1 số bệnh nhân thể nặng có thể kèm theo các triệu chứng như nôn, buồn nôn, tức ngực, khó thở, hạ huyết áp, ngứa nhiều toàn thân, co thắt phế quản.
2. Mề đay mãn tính
- Kích thước và hình dạng của các sẩn phù rất đa dạng, có thể chỉ nhỏ bằng đầu tăm hoặc thành mảng to dạng bản đồ.
- Ít nhất 50% bệnh nhân mề đay mãn tính có kèm theo phù mạch với biểu hiện sưng nề môi, mắt, khó thở hoặc nuốt nghẹn do phù nề ở họng, thanh quản.
- Đôi khi đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, sốc phản vệ.
Biến chứng thường gặp do bệnh mề đay
Bệnh nhân bị biến chứng có triệu chứng táo bón, thỉnh thoảng rối loạn tiêu hóa hoặc đau dạ dày, đau đầu, tiểu vàng và cáu gắt.
- Sốc phản vệ: Là phản ứng dị ứng nghiêm trọng liên quan đến tim và phổi. Người bệnh có thể bị chóng mặt, ngất hoặc thậm chí là tử vong.
- Suy nhược: Việc thiếu ngủ thường xuyên và kéo dài bởi cơn ngứa khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược vì không được nghỉ ngơi đầy đủ. Sức đề kháng vì thế cũng yếu đi.
- Nguy cơ nhiễm trùng cao.
Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh mề đay
- Đi khám và hỗ trợ điều trị sớm với bác sĩ để được kê thuốc sử dụng đúng và hợp lí.
- Xác định đúng tác nhân gây bệnh: Để điều trị được triệt để và ngăn chặn bệnh tái phát.
- Không nên: Tắm bằng nước nóng nhiều và không sử dụng các loại xà phòng tẩy rửa để tắm.
- Vệ sinh sạch sẽ: Tắm rửa vệ sinh hàng ngày sạch sẽ giúp bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và giúp da thoáng mát hơn.
- Chườm mát bằng khăn lạnh hoặc khăn ấm. Độ ẩm và nhiệt độ thấp/cao có thể làm dịu nhanh làn da và ngăn ngừa hình thành thêm các nốt mẩn ngứa.
>>> Có thể bạn muốn biết: Bệnh hắc lào và những điều cần biết.
Những lưu ý khi mắc bệnh mề đay
- Đối với nổi mề đay do lạnh, luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh.
- Nếu do ăn uống nổi mề đay thì không nên ăn những thức ăn đó (như thịt gà, cá chép, tôm, cua…).
- Phụ nữ khi sử dụng mỹ phẩm phải thận trọng, lựa chọn loại mỹ phẩm thích hợp với loại da của mình.
- Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động.
- Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như bọ chét, chấy rận.
- Đặc biệt khi sử dụng các loại thuốc đông – tây y mà không được hướng dẫn của bác sỹ, không chỉ gây ra chứng mề đay mà còn có thể bị ngộ độc thuốc.
Những câu hỏi thường gặp khi mắc bệnh mề đay
- Bệnh mề đay có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Bệnh mề đay có tự hết hay không thì còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người, chúng có khả năng lây lan trên diện rộng nên gây khó chịu cho người bệnh. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài quá 2 tuần thì bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp. Khi tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tùy thuộc vào tình trạng da từ đó nâng cao khả năng chữa khỏi bệnh mề đay.
- Trẻ em nổi mề đay nguy hiểm đến mức nào?
Nổi mề đay ở trẻ em khá phổ biến khiến trẻ vô cùng khó chịu và liên tục quấy khóc. Trong trường hợp không có phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp rất có thể dẫn tới các tình trạng như khói thở, sốc phản vệ,… rất nguy hiểm.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh thường nổi mề đay có đúng không?
Phụ nữ mang thai và sau sinh thường bị nổi mề đay, nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể ở những thời điểm bầu bí và sau sinh nở.
Vì sao nên thực hiện hỗ trợ điều trị bệnh mề đay tại Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia?
Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia CAM KẾT mang đến các giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh mề đay cho bạn. Tất cả Thạc sĩ, Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.
- 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị
- Quy trình hỗ trợ điều trị Chuẩn Y Khoa
- Cơ sở vật chất hiện đại
- Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP
- Sở Y Tế cấp phép hoạt động
- Tận tâm, uy tín, trách nhiệm
Khách hàng cần tìm hiểu thêm về các phương pháp hỗ trợ điều trị mụn bọc an toàn, hiệu quả có thể liên hệ theo hotline: 0862 16 18 56 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY