Theo Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn chuyên khoa Da liễu thẩm mỹ cho biết: “Bệnh vảy nến là bệnh da mãn tính. Những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng. Cơn bùng phát bệnh thường xảy ra do những vết thương nhỏ, khi bạn bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô, bạn bị béo phì hoặc mắc phải những bệnh tự miễn khác”. Hãy cùng phòng khám Da liễu Maia&Maia tìm hiểu thêm về bệnh da liễu này nhé!
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là một bệnh da liễu. Biểu hiện sang thương vảy nến rất đa dạng. Vùng da bị ảnh hưởng thường là nơi ma sát nhiều như khuỷu tay, đầu gối. Tuy nhiên, những thể bệnh vảy nến toàn thân nặng gây ảnh thưởng rất trầm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh. Những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.
Cơn bùng phát bệnh thường xảy ra do những vết thương nhỏ, khi bạn bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô, bạn bị béo phì hoặc mắc phải những bệnh tự miễn khác. Đôi khi, vảy nến có thể xuất hiện mà không có lí do rõ ràng.
Triệu chứng thường gặp của bệnh vảy nến
1. Tổn thương da do bệnh vảy nến
- Trên da xuất hiện các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt da, có hình dạng giống như giọt nến. Vảy dày rất dễ bong tróc, nứt đỏ, gây ngứa và có thể chảy máu.
- Da đầu, vùng đầu gối, khủy tay, bàn chân, ngực, lưng dưới và những nếp gấp giữa bụng bị ảnh hưởng nhiều nhất, có khi lan ra toàn thân, kích thước thương tổn từ 1 – 20cm hoặc lớn hơn.
2. Tổn thương móng
- Khoảng 30 – 40% bệnh nhân có thương tổn ở móng tay và móng chân.
- Các móng sẽ ngả màu vàng đục, có chấm rỗ hoặc gợn sóng trên bề mặt. Móng rất mủn, dễ gãy, có thể bị tách móng.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
3. Tổn thương khớp
- 25% người bệnh có triệu chứng viêm khớp nặng hơn khi bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng.
- Biểu hiện thường là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn.
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến
Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh vảy nến, nhưng vảy nến có thể do cơ chế tự miễn dịch của cơ thể gây ra. Cụ thể hơn, các tế bào lympho T trong cơ thể bệnh nhân có thể nhận nhầm các tế bào khỏe mạnh là những “kẻ thù”. Vì vậy, các tế bào lympho T này tấn công các tế bào khỏe mạnh, làm cho chúng bị tổn thương dẫn đến bệnh vảy nến. Dưới đây là những tác nhân khiến bạn dễ bị mắc bệnh vảy nến hơn so với những người khác.
- Do di truyền: Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn, có 40% các trường hợp mắc bệnh vảy nến là do di truyền.
- Yếu tố tâm lý (stress): Môi trường sống, công việc căng thẳng, tâm lý lo lắng, xấu hổ, tự ti vì làn da sần sùi,.. cũng là tác nhân khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm.
- Môi trường ô nhiễm: Do bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nguồn nước, thức ăn… gây ra nhiều bệnh, trong đó có vảy nến.
- Nhiễm khuẩn: Quá trình sinh hoạt không giữ vệ sinh đúng cách hàng ngày khiến da bị nhiễm khuẩn, hoặc dùng chất tẩy rửa quá mạnh cũng góp phần làm bệnh thêm trầm trọng.
- Ánh sáng mặt trời: Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời trong khoảng từ 10 -15 tiếng đồng hồ không chỉ là yếu tố gây phát sinh bệnh vảy nến mà còn có thể bị ung thư da.
- Rối loạn hệ miễn dịch: do một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus,… thì lại tác động vào chính biểu bì da, khiến các tế bào này nhanh chóng bị chết đi.
- Dùng thuốc không đúng cách: Nhiều người vẫn có thói quen chữa bệnh và dung thuốc theo kinh nghiệm mà không theo đơn của bác sĩ. Khi dùng thuốc không đúng cách gây ra nhiều hậu quả đối với người bệnh, nhất là các loại thuốc như: thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker, corticoid… có thể dẫn đến bệnh vảy nến.
- Chấn thương thượng bì: Vùng da bị tổn thương không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại hậu quả lâu dài, điển hình như vảy nến.
>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu về một số bệnh lí về da liễu khác
Bệnh vảy nến có lây không?
Hầu hết mọi người thường cho rằng bệnh vảy nến có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, theo các Thạc sỹ – Bác sĩ da liễu tại Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia cho biết vảy nến không lây nhiễm và không gây ung thư.
>>> Có thể bạn muốn biết: Viêm da là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Những ai thường mắc phải bệnh vảy nến?
Vảy nến là bệnh tương đối phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở người lớn. Tỷ lệ nam nữ mắc bệnh là như nhau. Bệnh cũng có thể di truyền trong gia đình. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Có thể bạn muốn biết: Bệnh vảy nến và những biến chứng khôn lường
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Màng da vảy nến làm ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của bạn.
- Xuất hiện những triệu chứng ở khớp, chẳng hạn như đau, sưng.
- Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vảy nến khiến những sinh hoạt thường ngày của bạn trở nên khó khăn.
- Hãy đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng xấu đi hay không cải thiện khi bạn đã được hỗ trợ điều trị. Bác sĩ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị khác phù hợp với bạn hơn.
>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu về một số bệnh lí về da liễu khác
Quy trình hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến bệnh tại Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia
- Bước 1: Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám và tư vấn
- Bước 2: Thạc sĩ, Bác sĩ chỉ định xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh.
- Bước 3: Thạc sĩ, Bác sĩ kê đơn hỗ trợ điều trị và đưa ra cho bạn những lời khuyên về chăm sóc để nhanh khỏi bệnh.
Những lưu ý trong quá trình hỗ trợ điều trị vảy nến
- Bệnh nhân nên tránh kích thích vảy nến và sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng như: thuốc bong vẩy, khử oxy, chống viêm và tuyệt đối không sử dụng các dược phẩm chứa corticoid.
- Bệnh vảy nến có tiến triển rất thất thường nên không thể lơ là được, không được tự ý bỏ thuốc khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm hay biến mất.
- Ít tiếp xúc với nắng trong khoảng từ 10 giờ tới 15 giờ, giữ gìn vệ sinh da, tránh tổn thương da và để da khô bằng các kem thoa chuyên dùng, kem dưỡng da, xà phòng và dầu chứa than đá. Những thứ này sẽ giúp giảm mẩn đỏ, đóng vảy, và ngứa.
Vì sao bạn nên hỗ trợ điều trị vảy nến tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia?
Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia CAM KẾT mang đến các giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.
- 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị.
- Quy trình hỗ trợ điều trị Chuẩn Y Khoa.
- Cơ sở vật chất hiện đại.
- Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP.
- Sở Y Tế cấp phép hoạt động.
- Tận tâm, uy tín, trách nhiệm.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 0862 16 18 56 tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Maia & Maia để được chính các chuyên gia giải đáp.