fbpx

Mề đay khi mang thai và sau sinh: Những điều cần biết

mề đay khi mang thai và sau sinh

Mẩn ngứa, mề đay khi mang thai và sau sinh là bệnh ngoài da thường gặp ở nhiều bà bầu và sản phụ. Việc điều trị bệnh cần phải đặc biệt cẩn trọng để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Bài viết sau đây, phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia sẽ giúp bạn tìm hiểu.

1. Nổi mề đay khi mang thai – Nguyên nhân, triệu chứng

1.1. Nổi mề đay khi mang thai là gì?

Nổi mụn ngứa và mề đay xảy ra ở 0,25 – 1% phụ nữ mang thai và là phát ban lành tính với những mụn nhỏ nổi lên màu hồng trên vết rạn da. Những nốt này tập hợp lại như mày đay. Mề đay chủ yếu xuất hiện ở bụng, đặc biệt là vùng rốn, sau đó lan dần sang các bộ phận khác như đùi, cánh tay, bắp chân,… Bệnh này thường gặp ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

1.2. Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai

  • Thay đổi nội tiết tố: Những thay đổi trong quá trình sản xuất, kích thích hoặc giải phóng hormone nhau thai có thể làm tăng nồng độ estrogen, progestin và nhiều nội tiết tố trong huyết tương. Điều này sẽ làm thay đổi hệ thống lông, tóc, móng do nội tiết tố estrogen, androgen, hormone tuyến giáp, prolactin và glucocorticoid, tăng kích thích tế bào hắc tố, tăng sản xuất proopiomelanocortin, dễ gây mề đay mẩn ngứa.
  • Do sử dụng thực phẩm chức năng: tăng canxi, thuốc bổ, sắt, tiêm phòng,… có thể gây nổi mề đay khi mang thai
mề đay khi mang thai và sau sinh
Nổi mề đay khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: côn trùng, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,… dễ gây kích ứng, nổi mề đay trên da hay còn gọi là mề đay dị ứng.
  • Do ăn uống: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thừa chất, đặc biệt là ăn nhiều thực phẩm dễ gây dị ứng như lạc, hải sản, hạnh nhân… có thể gây nổi mề đay.
  • Các nguyên nhân khác: thời tiết thay đổi, sức đề kháng yếu, cơ địa dễ dị ứng,…

1.3. Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai

Triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ và thường biến mất sau khi sinh. Các triệu chứng phổ biến là:

  • Ban đỏ tập trung ở một vùng hoặc lan rộng toàn thân, hay gặp ở các vùng rạn da, mông, đùi, mặt, cánh tay…
  • Ngứa gây phản ứng gãi, làm nặng thêm tình trạng, ban lan rộng, tạo thành mảng, gãi nhiều có thể gây trầy da, nhiễm trùng da
  • Lâu ngày không điều trị sẽ tiếp tục tái phát và trở thành mãn tính, kèm theo đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở, khí hư nhiều,…
Bác sĩ tư vấn
Bác sĩ tư vấn

1.4. Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?

Rất khó để xác định nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai nếu không đến bệnh viện để điều trị. Một số trường hợp không ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nổi mề đay cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm như ứ mật ở gan (dịch mật lưu thông kém) khiến sản phụ có nguy cơ chuyển dạ sớm, thiếu máu sau sinh. Ngoài ra, mề đay sinh dục có thể gây viêm nhiễm bên trong tử cung thông qua nhau thai, làm tăng nguy cơ sảy thai, chậm phát triển, hở hàm ếch, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, sinh non,…

Vì vậy, phụ nữ mang thai bị dị ứng, mề đay cần đến gặp bác sĩ tại bệnh viện uy tín để được tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

2. Nổi mề đay sau sinh – Nguyên nhân, triệu chứng

2.1. Nổi mề đay sau sinh là gì?

Khoảng 1-3 tháng sau khi sinh, nhiều phụ nữ bị nổi mề đay, đặc biệt nếu họ sinh mổ. Thông thường, nổi mề đay sau sinh chủ yếu xuất hiện ở bụng và đùi. Trường hợp khác chị em bị nổi mề đay khắp người đặc biệt là vùng chân và mặt gây ngứa ngáy khó chịu.

2.2. Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh

Theo các bác sĩ sản khoa, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nổi mề đay sau sinh ở bà bầu như sau:

  • Thay đổi nội tiết tố nữ sau sinh: dẫn đến rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con người, làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây dị ứng, gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa, mề đay.
  • Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn uống khắt khe, thức khuya chăm con khiến mẹ mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến những biểu hiện bên ngoài là ngứa, nổi mề đay.
mề đay khi mang thai và sau sinh
Chế độ ăn uống sau sinh có thể gây nổi mề đay
  • Gan thiếu máu: Thai phụ gầy yếu, ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc ăn uống khó tiêu dẫn đến gan bị thiếu máu, cơ thể không thể đào thải hết độc tố gây mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Sử dụng thuốc: Việc mẹ sử dụng thuốc kháng viêm, huyết thanh hay vắc xin không đúng cách cũng có thể gây ra bệnh mề đay sau sinh.
  • Nguyên nhân khác: do bị côn trùng đốt như muỗi, kiến,…

2.3. Triệu chứng nổi mề đay sau sinh

Sản phụ bị nổi mề đay thường có các triệu chứng điển hình sau:

  • Sẩn da: Đây là tổn thương da cơ bản đầu tiên, có thể xuất hiện ở bất kỳ phần da nào trên cơ thể, với các kích thước khác nhau. Thông thường, mụn nhô lên khỏi bề mặt da và có màu hồng hoặc nhạt hơn vùng da xung quanh.
  • Phù mạch: chỉ xảy ra cục bộ trên mí mắt, môi, cơ quan sinh dục ngoài…, đột ngột nổi mẩn, sẩn, sưng tấy cả vùng. Thai phụ có thể gặp các triệu chứng khác như đau bụng, đi ngoài phân lỏng, khó thở, tụt huyết áp, sốc phản vệ (triệu chứng nguy hiểm cần cấp cứu ngay).
  • Ngứa: Hầu hết các triệu chứng của bệnh mề đay là ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa, nổi nhiều sẩn. Ngứa thường xảy ra vào ban đêm.

Trên đây là một số thông tin về mề đay khi mang thai và sau sinh mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin bổ ích. Để đặt lịch khám cùng đội ngũ bác sĩ tại Maia&Maia, bạn có thể gọi qua hotline hoặc đến trực tiếp địa chỉ 21 Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội.

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *