Dị ứng có di truyền không? Theo nghiên cứu: nếu một người sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ có cơ địa dị ứng thì nguy cơ bị dị ứng là rất cao. Nếu cả bố và mẹ đều bị dị ứng với cùng một bệnh thì nguy cơ dị ứng của trẻ sẽ vào khoảng 50-80%. Hãy cùng Phòng khám da liễu Maia tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
1. Dị ứng là gì?
Dị ứng chính là hiện tượng quá mẫn. Nó xảy ra khi chất gây dị ứng có phản ứng ngược với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sự kết hợp của chất gây dị ứng và kháng thể có thể gây hại cho sức khỏe con người. Dần dần, cơ thể sẽ khởi phát một số bệnh dị ứng ở trẻ.
Đến nay, hầu hết các trường hợp dị ứng không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, về hệ thống miễn dịch, có những hoạt động phức tạp. Do trải qua nhiều giai đoạn nên hệ thống miễn dịch có thể hoạt động sai và dẫn đến dị ứng. Hầu hết các yếu tố gây ra bệnh dị ứng bao gồm cơ địa, yếu tố bên ngoài và yếu tố di truyền, cụ thể như sau:
Dị ứng thời tiết:
Đây là tình trạng dị ứng xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột. Hoặc khi cơ thể người bệnh tiếp xúc với khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh. Khi bị dị ứng với thời tiết, trên da nổi mụn đỏ hoặc mẩn ngứa, sưng tấy, phù nề.
Các tổn thương này thường xuất hiện trên bàn tay, bàn chân, cổ và mặt. Sau đó lan rộng sang các vùng khác. Những nốt này khiến người bệnh cảm thấy đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Kèm theo các triệu chứng như hắt hơi, ho, nhức đầu, đau họng, ngứa mũi, sốt nhẹ,…
Có thể bạn muốn biết: Bệnh vảy nến và những biến chứng khôn lường
Dị ứng thuốc:
Một số loại thuốc có chứa các chất không phù hợp với một số người. Khi một chất trong đó gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ gây ra phản ứng.
Dị ứng do dùng thuốc có thể ngay lập tức (phát triển rất nhanh và nghiêm trọng) hoặc phản ứng chậm (không có triệu chứng nghiêm trọng nên hiếm khi ảnh hưởng đến các cơ quan khác).
Dị ứng thuốc ngay lập tức thường gây ra sưng phù ở bàn tay và bàn chân, đau bụng và buồn nôn. Một số trường hợp còn bị khó thở, tim đập nhanh, sốc phản vệ. Đây là những phản ứng nghiêm trọng nhất có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.
Dị ứng da:
Tình trạng này còn được gọi là viêm da dị ứng. Hiện tượng này khiến da bị viêm và tái đi tái lại nhiều lần. Các triệu chứng của viêm da dị ứng, chẳng hạn như ngứa dữ dội, xuất hiện các nốt đỏ hoặc các đốm đen trên da. Thường xuất hiện các mụn nước hoặc nốt sần nhỏ, da cũng dày lên và đóng vảy. Khi gãi nhiều, da trở nên sần sùi và sưng tấy.
Dị ứng thức ăn:
Một số thực phẩm có chứa các thành phần có thể gây phản ứng dị ứng. Thức ăn gây dị ứng thường là hải sản như tôm, cua, sò, ghẹ,…
Khi bị dị ứng thức ăn, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể IgE. Nó giúp vô hiệu hóa các yếu tố gây dị ứng. Từ đó hình thành các biểu hiện dị ứng khác nhau.
Các biểu hiện này có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc vài phút sau khi ăn. Nó kèm theo các triệu chứng như ngứa trong miệng, đau đầu, khó thở, tiêu chảy và nôn mửa, sưng phù mặt và môi… thậm chí là bất tỉnh.
>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Dị ứng nổi mề đay:
Khi bị dị ứng nổi mề đay, người bệnh nổi các nốt ban, phù nề, xung quanh có vòng đỏ. Tùy theo nguyên nhân mà nổi mề đay có thể nổi trong vài phút hoặc vài giờ khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu.
Nếu người bệnh mắc bệnh mề đay mãn tính, bệnh có thể tái phát trong nhiều năm. Bệnh gây phù mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể như phổi, hệ tiêu hóa…
Ngoài các dạng dị ứng kể trên, còn có các dạng dị ứng khác như: dị ứng với nước hoa, mỹ phẩm; dị ứng với côn trùng, lông động vật; dị ứng với ánh sáng mặt trời hoặc protein trong sữa, … Tuy nhiên, những dị ứng này chỉ là tạm thời và sẽ tự khỏi, biến mất trong một thời gian ngắn.
2. Bệnh dị ứng có di truyền không?
Dị ứng có di truyền không? Thì câu trả lời là có. Rối loạn này thường liên quan đến tiền sử gia đình như sau:
Nếu trẻ sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ bị dị ứng thì nguy cơ trẻ bị dị ứng là rất cao. Tỷ lệ khoảng 20-40%.
Nếu cả bố và mẹ đều bị dị ứng, hoặc nếu bố hoặc mẹ bị dị ứng và anh/chị/em ruột bị dị ứng thì nguy cơ trẻ bị dị ứng từ 40 – 50%.
Nếu cả bố và mẹ đều bị dị ứng với cùng một bệnh thì nguy cơ dị ứng của trẻ sẽ là 50 – 80%.
Nếu cha mẹ của trẻ bị dị ứng và anh chị em của trẻ cũng bị dị ứng, nguy cơ bị dị ứng của trẻ sẽ là 85%.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh dị ứng nếu cha mẹ không mắc bệnh dị ứng. Đây là lý do tại sao tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng đang tăng lên mỗi ngày.
3. Phòng ngừa bệnh dị ứng
Nếu dị ứng là do di truyền thì rất khó phòng tránh. Việc phòng tránh chủ yếu là không cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng của trẻ. Đối với việc phòng ngừa các bệnh dị ứng, các chuyên gia nhất quán khuyến cáo những điều sau:
- Các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Điều này để giảm dị ứng cho trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời có thể giảm nguy cơ viêm da dị ứng ở trẻ dưới 2 tuổi. Từ đó cũng giúp giảm khò khè và giảm nguy cơ dị ứng sữa bò.
- Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, mẹ không cần tránh những thức ăn thường gây dị ứng như trứng, đậu, sữa, lạc,…. mà phải tránh những thức ăn gây dị ứng cho bản thân để đề phòng nguy hiểm.
- Trẻ có nguy cơ dị ứng không thể bú mẹ trong 6 tháng đầu đời phải được bổ sung công thức dinh dưỡng có chứa đạm thủy phân tùy theo điều kiện cơ địa của trẻ.
Nói một cách đơn giản, dị ứng hình thành khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với chất gây dị ứng. Do đó, có rất nhiều loại tác nhân gây bệnh với các triệu chứng và mức độ khác nhau. Trong đó nguy hiểm nhất là sốc phản vệ. Nó sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc tầm soát và xét nghiệm dị nguyên là cách tốt nhất để kiềm chế bệnh dị ứng.
Như vậy, với những thông tin này chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi “dị ứng có di truyền không?”. Để được tư vấn trực tiếp, các bạn vui lòng gọi 0862 16 18 56 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.