Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da phổ biến. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu và có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để phòng tránh những nguy cơ do bệnh gây ra, mọi người cần chủ động nắm bắt thông tin về bệnh, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây, phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các giai đoạn viêm da cơ địa và phương pháp điều trị phù hợp.
Đặc điểm các giai đoạn viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê, ở nước ta có tới 20% dân số từng mắc căn bệnh này. Bệnh tiến triển theo từng giai đoạn và có các dấu hiệu đặc trưng như ngứa và mẩn đỏ.
Viêm da cơ địa là tình trạng xuất hiện các nốt mẩn đỏ, bong tróc và nổi mụn. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở bàn tay, chân và mặt. Sở dĩ đây là vùng da bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đây là vùng da hở. Da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như xà phòng, lông động vật, chất tẩy rửa, hóa chất,…
Bệnh thường tiến triển theo 3 giai đoạn cụ thể. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết:
Giai đoạn cấp tính
Đây là giai đoạn đầu của bệnh. Các triệu chứng khởi phát nhanh và rõ rệt. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể biến mất nhanh chóng.
Có thể kể đến một số triệu chứng viêm da cơ địa đi kèm giai đoạn này như: xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ trên da, da có những nốt sần, không đóng vảy. Nếu bệnh nhân không điều trị ở giai đoạn này, bệnh sẽ tiến triển nặng. Da xuất hiện những vết loét kèm mủ kèm theo ngứa dai dẳng.
Bệnh kèm theo cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh hình thành phản xạ gãi nhiều. Từ đó có thể gây chảy máu, nhiễm trùng vùng da xung quanh. Tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn.
Giai đoạn viêm da cơ địa bán cấp
Ở giai đoạn này, các ban đỏ bắt đầu xuất hiện dưới dạng các đốm tròn, nổi rõ. Đồng thời, ranh giới của các nốt đỏ này không rõ ràng, dẫn đến một vùng da đỏ lan rộng. Ở giai đoạn bán cấp sẽ xuất hiện các mụn nước li ti, ngứa ngáy dữ dội hơn. Tổn thương có thể lan ra các vùng da xung quanh.
Ngoài ra, người bệnh còn thấy đau nhức khó chịu. Da dày lên, nứt nẻ, sần sùi. Nếu không được điều trị ngay, bệnh có thể để lại sẹo khó lành và chảy máu trên da.
Giai đoạn mạn tính
Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, có nhiều biểu hiện vô cùng khó chịu. Da sẽ dày lên trong giai đoạn này. Cảm giác khó chịu trên da ngày càng rõ rệt. Ngoài ra, do da khô nên trên da có thể xuất hiện nhiều vết thâm, vết nứt dài.
Nhiều bệnh nhân còn bị bong tróc da, ngứa ngáy kinh niên. Khi bệnh ở giai đoạn này, việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn và nguy cơ biến chứng cao.
Phương pháp điều trị theo các giai đoạn viêm da cơ địa
Điều trị viêm da cơ địa cần hết sức cẩn thận và phối hợp rất chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Tùy theo giai đoạn bệnh cấp tính, bán cấp tính hay mãn tính mà dùng thuốc bôi thích hợp.
- Viêm da cơ địa cấp tính: cần làm ẩm vùng da và bôi kem kháng sinh + corticoid. Kháng sinh đường uống chống Staphylococcus aureus được dùng trong trường hợp bội nhiễm. Thuốc kháng histamin có đặc tính chống dị ứng và chống ngứa.
- Viêm da cơ địa bán cấp và mãn tính được điều trị bằng các loại thuốc sau:
+ Dưỡng ẩm cho da bằng kem dưỡng hoặc sữa tắm dạng kem.
+ Corticoid: rất hiệu quả với viêm da cơ địa nhưng dùng lâu dài có nhiều tác dụng phụ nên cần có chỉ định chặt chẽ.
+ Các thuốc chống viêm không corticosteroid khác như tacrolimus có thể thay thế corticosteroid mà không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể dùng lâu dài, có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa.
+ Uống thuốc kháng histamin để giảm ngứa.
+ Một số trường hợp nặng có thể dùng thuốc corticoid nhưng phải có sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.
+ Các biện pháp điều trị khác: UVA, UVB, cyclosporin và các thuốc khác,…
Trên đây là những thông tin giúp bạn nhận biết các giai đoạn viêm da cơ địa. Nếu bạn đang gặp vấn đề về da, hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và lên phác đồ điều trị hiệu quả nhất.