fbpx

Bệnh trứng cá đỏ Rosacea: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh trứng cá đỏ không phải là mụn trứng cá, tuy nhiên thường bị nhầm lẫm dẫn tới tự ý điều trị sai cách. Bệnh có thể gây ra nhiều thương tổn nặng nề cho người mắc bệnh, cho nên cần chẩn đoán phân biệt và có phương hướng điều trị từ sớm. 

1. Bệnh trứng cá đỏ là gì?

Trứng cá đỏ tương tự như mụn trứng cá, nhưng thực chất đây là một tình trạng viêm da với nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng. 

Biểu hiện của nó là nóng bừng mặt, mẩn đỏ, sưng tấy, giãn mạch, mụn mủ và nặng hơn là tình trạng “mũi sư tử”. Vị trí xuất hiện thông thường là ở mũi và má, nhưng đôi khi bệnh có thể xuất hiện ở mắt, trán, ngực hoặc da đầu. 

Nguyên nhân của bệnh trứng cá đỏ vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng một số yếu tố có khả năng cao liên quan là: Sự bất thường trong kiểm soát vận mạch, suy yếu hệ thống tĩnh mạch vùng mặt, sự rối loại chức năng của peptide kháng khuẩn…

Biểu hiện của mụn trứng cá đỏ
Biểu hiện của mụn trứng cá đỏ
Bác sĩ tư vấn
Bác sĩ tư vấn

2. Triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ 

Những dấu hiện của bệnh trứng cá đỏ có thể được nhận biết thông qua 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh thường nóng bừng mặt, kèm theo cảm giác châm chích da. Tình trạng sẽ khởi phát hoặc nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thay đổi thời tiết, căng thẳng, sử dụng đồ uống có cồn, sử dụng nước nóng, tiếp xúc với mỹ phẩm…Những yếu tố này cũng sẽ tác động trong suốt quá trình bị bệnh ở tất cả các cấp độ.

Giai đoạn 2: Da xuất hiện ban đỏ và phù nề, thường kèm theo thêm tình trạng giãn mao mạch tại vùng bị bệnh trứng cá đỏ. 

Giai đoạn 3: Da xuất hiện sẩn đỏ, mụn viêm, mụn mủ. 

Giai đoạn 4: Tình trạng biến chuyển nặng, có sự tăng lên của các mô ở má và mũi.

Bệnh thường xuất hiện ở vùng má, mũi và cằm
Bệnh thường xuất hiện ở vùng má, mũi và cằm

Thông thường, người mắc bệnh trứng cá đỏ sẽ phát triển bệnh tuần tự theo các giai đoạn trên, một số ít trường hợp sẽ khởi phát luôn tại giai đoạn viêm, mụn nên thường dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường. Việc điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh hoặc cải thiện tình trạng bệnh. 

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

3. Cách điều trị bệnh trứng cá đỏ

Bệnh trứng cá đỏ ở những giai đoạn đầu gần như không gây nguy hiểm gì ngoại trừ mặt thẩm mỹ. Nhưng nếu bệnh không được điều trị, chúng có nguy cơ tiến triển thành những vấn đề nghiêm trọng hơn. Giãn mao mạch, hoại tử da hay mũi sư tử là những tổn thương cần các liệu pháp can thiệp chuyên sâu mà mất thời gian, chi phí hơn rất nhiều so với điều trị bệnh ngay từ ban đầu. 

Điều trị bằng thuốc

Ngoại trừ việc tránh các yếu tố kích thích gây bệnh, hãy điều trị các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống có thể kiểm soát được tình trạng bệnh. Tùy tình trạng da mà bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh tại chỗ, acid azelaic, kháng sinh đường uống, isotretinoin hay ivermectin. 

Thuốc bôi ngoài là một trong những biện pháp hữu hiệu để cải thiện bệnh trứng cá đỏ
Thuốc bôi ngoài là một trong những biện pháp hữu hiệu để cải thiện bệnh trứng cá đỏ
Bác sĩ tư vấn
Bác sĩ tư vấn

Nếu bạn thấy bản thân mình có những triệu chứng bất thường, tốt nhất hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh. Bệnh có thể được xác định bằng thăm khám lâm sàng và lịch sử dịch tễ. Có khá nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị căn bệnh này, tùy theo tình trạng từng người mà bác sĩ sẽ có phác đồ cụ thể, riêng biệt. 

Điều trị bằng các liệu pháp thẩm mỹ công nghệ cao

Phương pháp này thường được sử dụng khi da bị sẹo hoặc xuất hiện trình trạng mũi sư tử. Mài da và cắt bỏ mô là những liệu pháp được khuyến khích sử dụng. Ngoài ra, với tình trạng giãn mao mạch thì sử dụng laser là liệu pháp mang lại hiệu quả cao. 

Thông thường việc điều trị bệnh sẽ gồm việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả điều trị. Điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện làn da của bạn nhanh chóng và an toàn hơn là tự ý điều trị không có chuyên môn. 

Laser thường được sử dụng để cải thiện tình trạng giãn mao mạch do trứng cá đỏ
Laser thường được sử dụng để cải thiện tình trạng giãn mao mạch do trứng cá đỏ

4. Một số lưu ý khi điều trị bệnh trứng cá đỏ

Nếu da bạn xuất hiện những nốt sẩn đỏ và ngứa, cố gắng đừng cào gãi chúng. Chúng có thể gây tổn thương, nhiễm trùng da, thậm chí gây sẹo. Thay vào đó hãy tìm một phương pháp điều trị phù hợp. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám để được điều trị đúng cách. 

 Loại bệnh này tiến triển từ từ và không tự biến mất. Do vậy, bạn nhất định phải can thiệp điều trị. Đây cũng là một loại bệnh mãn tính, có thể tái đi tái lại khi gặp yếu tố thuận lợi. Nếu không điều trị, bệnh có nguy cơ bị tăng nặng, gây tổn thương nặng nề đến làn da. 

Hãy thăm khám với bác sĩ để chẩn đoán phân biệt bệnh
Hãy thăm khám với bác sĩ để chẩn đoán phân biệt bệnh một cách chính xác

Biểu hiện bệnh trứng cá đỏ ở mỗi người là khác nhau. Một số người chỉ bị ửng đỏ da trong khi đó một số người lại bắt đầu với tình trạng mụn nặng. Nhưng dù thế nào chúng đều có thể tiến triển và làm cho tình trạng bệnh trở nên tệ hơn. Hãy cân nhắc tới việc điều trị nếu thấy bất kỳ phản ứng bất thường nào trên da của mình. 

Bênh trứng cá đỏ hoàn toàn có thể cải thiện được với phác đồ điều trị của bác sĩ và chế độ lối sống của bạn. Nếu bạn muốn tìm ra hướng điều trị phù hợp, an toàn, hiệu quả với làn da của mình, hãy liên hệ với phòng khám chuyên khoa da liễu Maia &Maia để được hỗ trợ chi tiết.

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *