fbpx

Bệnh tổ đỉa ở chân và cách hỗ trợ điều trị

Bệnh tổ đỉa ở chân là bệnh da liễu rất hay gặp phải, chúng là những mụn nước nhỏ li ti phân bố rải rác chứ không tập trung tại một vùng nhất định. Bệnh này có đặc điểm tái phát lại nhiều lần gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Chính vì xuất hiện ở chân và thường là ở lòng bàn chân nên sẽ gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển. Chưa kể về lâu về dài bệnh diễn tiến nặng hơn có thể tiềm ẩn nguy cơ bội nhiễm, sưng hạch bạch huyết, rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở chân

Bệnh tổ đỉa ở chân thường gây ra cảm giác khó chịu hơn rất nhiều và nguy cơ viêm nhiễm cũng cao hơn so với bệnh tổ đỉa ở tay. Đến nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh tổ đỉa ở chân nhưng dưới đây là những lý do giải thích vì sao bạn lại có khả năng mắc tổ đỉa cao hơn so với những người khác.

Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở chân
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở chân
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh tổ đỉa thì khả năng cao con cái cũng sẽ bị mắc bệnh này.
  • Những người thường phải tiếp xúc với nước bẩn, ô nhiễm, phân tưới tiêu như công nhân vệ sinh môi trường, hay người nông dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám lên trên da và phát triển thành ổ bệnh.
  • Thời tiết giao mùa hay thời tiết hanh khô cũng là những thời điểm dễ mắc bệnh tổ đỉa nhất.
  • Nội tiết tố thay đổi trong thời gian mang bầu, tiền mãn kinh,… cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tổ đỉa.
  • Người có cơ địa đổ nhiều mồ hồi chân cộng với điều kiện thời tiết nóng ẩm dẫn tới hình thành nên bệnh tổ đỉa ở chân.
Tổ đỉa ở chân có thể do di truyền
Tổ đỉa ở chân có thể do di truyền

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

Triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở chân

Những biểu hiện của bệnh tổ đỉa ở chân đó là hiện tượng nóng rát ở vùng bàn chân, gan bàn chân và ở rìa các ngón chân. Sau đó tại các vùng da nóng rát ấy sẽ xuất hiện những mụn nước li ti có chứa nước hoặc dịch lỏng với kích thước từ 1 – 2mm. Mụn mọc thành từng đám, nổi sần sùi trên bề mặt da, có thể dễ dàng quan sát được.

Đi kèm với mụn nước là những cơn ngứa ngáy khó chịu kéo dài khiến người bệnh liên tục gãi ngứa dẫn tới sự chà xát quá mạnh càng khiến vùng da bị tổn thương nặng hơn.

Bệnh tổ đỉa gây ngứa rát, khó chịu
Bệnh tổ đỉa gây ngứa rát, khó chịu

Bác sĩ tư vấn
Bác sĩ tư vấn

Bệnh tổ đỉa ở chân có lây không? Có nguy hiểm không?

Bệnh tổ đỉa không phải là bệnh da liễu truyền nhiễm hình thành do virus hay vi khuẩn nên nó không có khả năng lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên nó lại có khả năng lây lan rộng hơn, từ một vùng nhỏ sẽ nhanh chóng lây lan sang các vùng da lân cận. Ngoài ra nó còn có khả năng lây từ bố mẹ sang con cái, tỉ lệ trẻ mắc bệnh tổ đỉa do nguyên nhân này khá cao.

Bệnh tổ đỉa không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trầm trọng tới tính thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì mụn nước mọc ở gan bàn chân cũng như lòng bàn chân và các ngón chân hay còn gọi là bệnh tổ đỉa ở ngón chân đã khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn hơn, chưa kể nó còn gây đau đớn vô cùng. Trong trường hợp bệnh tổ đỉa ở bàn chân không được hỗ trợ điều trị kịp thời cộng với việc hằng ngày bạn phải đi lại quá nhiều, khiến cho các mụn nước trên da bị vỡ làm tăng nguy cơ bội nhiễm, sưng hạch bạch huyết rất nguy hiểm.

Bệnh tổ đỉa ở chân gây khó khăn cho việc đi lại
Bệnh tổ đỉa ở chân gây khó khăn cho việc đi lại

Có thể bạn muốn biết: Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa

Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa ở chân

1. Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa bằng thuốc tây

Khi nghi ngờ mình mắc bệnh tổ đỉa hầu hết chúng ta đều có thói quen ra hiệu thuốc để hỏi mua thuốc đặc trị loại bệnh này. Một số dược sĩ sẽ kê đơn chọn bạn một số loại thuốc uống kèm thuốc bôi. Tuy nhiên lời khuyên dành cho bạn đó là nên đến thăm khám các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được đánh giá tình trạng bệnh cũng như đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị và kê đơn thuốc phù hợp thay vì tự ý mua thuốc tây về sử dụng.

2. Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh đó khá nhiều người lựa chọn các cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân theo phương pháp dân gian vì cách này tiết kiệm chi phí lại rất dễ thực hiện. Một số nguyên liệu thường được dùng để chữa bệnh tổ đỉa như: Lá trầu không, tỏi, lá lốt, muối hột,… Mặc dù được đánh giá cao về mặt tiết kiệm chi phí điều trị nhưng những phương pháp tự nhiên thường không mang lại hiệu quả như mong muốn.

3. Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa ở chân tại phòng khám

Việc lựa chọn một phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín được coi là cách trị bệnh tổ đỉa ở chân an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Khi tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa bạn sẽ được bác sĩ xác định tình trạng bệnh, dựa vào đó bác sĩ sẽ lên phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp nhất. 

Video bác sĩ thăm khám bệnh tổ đỉa tại phòng khám Maia&Maia

Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa ở chân ở đâu hiệu quả nhất?

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia CAM KẾT mang đến các giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa ở chân. Tất cả Thạc sĩ Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.

  • 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và điều trị.
  • Quy trình điều trị Chuẩn Y Khoa.
  • Cơ sở vật chất hiện đại.
  • Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP.
  • Sở Y Tế cấp phép hoạt động.
  • Tận tâm, uy tín, trách nhiệm.
Đội ngũ Bác sỹ tại Phòng khám chuyên khoa da liễu Maia
Hình ảnh: Đội ngũ Bác sỹ tại Phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài tư vấn online miễn phí 24/24 hotline: 0888656699 hoặc 0862161856 tại Phòng khám Da liễu thẩm mỹ Maia & Maia để được chính các chuyên gia giải đáp.