Mụn trứng cá thường không phải là một tình trạng bệnh nghiêm trọng. Nhưng đối với những trường hợp mụn kéo dài và viêm nhiễm các kén mụn có nguy cơ để lại nốt sẹo thì việc khám và điều trị là cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu về mụn trứng cá để có cách điều trị hiệu quả
Mụn trứng cá là gì ?
Mụn trứng cá là tình trạng viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã, liên quan tới sự tăng tiết bã nhờn và sự hình thành nhân trứng cá.Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, vai, lưng và ngực.
Phân loại mụn trứng cá
1. Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là dạng mụn ẩn nấp dưới những đốm đen bé li ti , khiến da mặt trở nên sần sùi, thô ráp, gây mất thẩm mỹ. Mụn đầu đen hình thành khi chất nhờn dư thừa cùng tế bào chết, bụi bẩn tiếp xúc với môi trường bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí nên có đầu màu đen. Mụn đầu đen thường tập trung nhiều vùng chữ T ( trán, mũi, hai bên má). Nếu không được điều trị sớm, chúng sẽ ngày càng ẩn sâu dưới da và trở nên khó điều trị
>>> Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá chuẩn y khoa
2. Mụn đầu trắng
Khác với mụn đầu đen, mụn đầu trắng là dạng mụn trứng cá không viêm nhân đóng. Chúng hình thành và phát triển dưới các lỗ chân lông rồi nổi trên bề mặt da thành các nốt tròn, màu trắng.
Mụn đầu trắng có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể : trán, má, cằm,mũi, lưng,… chúng có thể xuất hiện cả ở nam và nữ, đặc biệt là giai đoạn tuổi dậy thì. Với loại mụn này nếu không điều trị đúng cách, mụn đầu trắng có thể tái phát đi, tái phát lại nhiều lần.
3. Mụn ẩn
Mụn ẩn là một loại mụn không viêm, có nhân nằm sâu dưới nang lông,có kích thước nhỏ, chúng không mọc đơn lẻ mà mọc theo từng cụm. Mụn ẩn thường không gây đau đớn nhưng tình trạng bề mặt da xuất hiện các đám mụn nhỏ li ti sẽ khiến làn da trở nên sần sùi và kém mịn màng. Mụn ẩn dưới da không gây nguy hiểm nhưng chúng được đánh giá là rất khó điều trị tận gốc và việc xử lí không đúng cách có thể khiến làn da dễ bị viêm
4. Mụn trứng cá bọc
Mụn trứng cá bọc là dạng nặng hơn của mụn trứng cá . Nguyên nhân xuất hiện của loại mụn này là sự nhiễm khuẩn ở lỗ chân lông lan sâu vào bên trong da. Cảm giác khi bị loại mụn này là ngứa và đau. Mụn có thể phát triển riêng rẽ hoặc mọc thành từng mảng. Sau một thời gian, mụn sẽ vỡ ra có và có máu. Mụn trứng cá bọc là loại mụn có nguy cơ để lại vết thâm và sẹo cao nhất trong tất cả các loại mụn.
5. Mụn trứng cá mủ
Mụn trứng cá là dạng nặng nhất của mụn trứng cá. Mụn mủ trắng là những nốt mụn to, sưng lên, chứa mủ bên trong, dễ vỡ và đau rát, gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Lưu ý là tuyệt đối không được nặn mụn mủ, vì sẽ tạo vết thâm trên da, khó điều trị mụn mủ về sau
6.Mụn trứng cá đỏ
Khác với mụn trứng cá thông thường, mụn trứng cá đỏ là là loại mụn có liên qua đến các mạch máu trên mặt. Triệu chứng là tình trạng da đỏ lên ban đầu, sau đó phát triển thành những nốt sần và mụn mủ, xuất hiện chủ yếu trên mặt và một số ít trường hợp có thể lan rộng đến tai, lưng và ngực.
7. Những ai thường bị mụn trứng cá?
Mụn trứng cá là một bệnh lý thường gặp với lưu hành khoảng trên 80-90% trong độ tuổi dậy thì, và cũng thường thấy sau độ tuổi thanh thiếu niên, người lớn trẻ, có khi kéo dài đến tuổi trung niên. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Dấu hiệu và triệu chứng của mụn
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở vùng da nhờn đặc biệt vùng chữ T (trán, mũi, cằm), đôi khi ở cổ, vai, ngực và lưng chân lông to do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.. Trong các trường hợp bị mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ. Mụn có thể khiến tâm lí căng thẳng, khó chịu kéo dài đồng thời có thể dẫn đến vết thâm mụn hoặc để lại sẹo. Một vài dấu hiệu bạn cần nhận biết:
- Mụn đầu trắng – nằm trong lỗ chân lông kín;
- Mụn đầu đen – nằm trong lỗ chân lông mở, chất nhờn chuyển sang màu sậm khi gặp không khí bị oxy hóa;
- Mụn đỏ, viêm – nốt mẩn nhỏ, ửng đỏ;
- Mụn mủ – mụn đỏ có mủ ở đầu mụn;
- Mụn bọc – mụn mủ to, tạo thành bọc mủ, cứng và đau;
- Mụn nang – mụn bọc lớn, nang lông bị viêm, chứa mủ, rất đau.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn tuy nhiên dù có thường xuyên rửa mặt và chăm sóc da cẩn thận đến mấy mụn vẫn không có dầu hiệu “ biến mất”. Để lý giải điều này chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân gây mụn để có thể trị chúng một cách dứt điểm.
Yếu tố từ bên trong
- Sự tăng hoạt động của tuyến bã nhờn: Khi da gặp điều kiện thích hợp, tuyến bã nhờn trong cơ thể sẽ hoạt động mạnh dẫn đến sự tích tụ bã nhờn trên da. Nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, vi khuẩn trên da sẽ gây ra hiện tượng bít tắc các lỗ chân lông và hình thành nhân mụn.
- Sự rối loạn nội tiết tố: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mụn ở tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai, người hay uống thuốc tránh thai, người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thường xuyên bị mụn.
- Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi: Khi cơ thể bạn thường xuyên bị áp lực, căng thẳng, nó sẽ tạo điều kiện thích hợp cho tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ và gây tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và dẫn đến mụn.
Yếu tố bên ngoài
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Việc người bệnh không lựa chọn cẩn thận và mua phải một số sản phẩm trị mụn kém chất lượng có thể khiến da sẽ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây mụn.
- Do việc chăm sóc da không đúng cách: Lười bôi kem chống nắng. Rửa mặt bằng nước, dùng rửa sữa rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, tẩy trang không kỹ cũng khiến da bị vi khuẩn tấn công và hình thành mụn.
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học: Thức khuya, thường xuyên trang điểm, uống nhiều bia rượu hoặc đồ uống chứa chất kích thích, hút thuốc lá, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn,… cũng tăng nguy cơ bị mụn ở mỗi người.
- Thói quen sờ tay lên mặt, tự ý cậy nặn mụn khiến vùng da bị viêm nhiễm, vi khuẩn lây lan.
Mụn trứng cá có nguy hiểm không?
Mụn không chỉ gây mất thẩm mỹ, tâm lý tự ti, buồn phiền, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Nếu bạn chăm sóc không đúng cách, tự ý nặn hay bôi kem trị mụn không rõ nguồn gốc, không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng mụn nặng nề, lây lan nhanh hơn, phá hủy làn da hay có khi còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Hình thành vết thâm trên da
Không ít người vì chủ quan mà thường để mụn nặng rồi mới bắt đầu điều trị. Trường hợp điều trị thành công, họ vẫn có nguy cơ bị vết thâm trên da. Bên cạnh đó da của họ cũng khó có thể phục hồi hoàn toàn như trước.
Mụn trứng cá thành sẹo lồi, sẹo rỗ
>>> Phương pháp hỗ trợ điều trị sẹo rỗ – sẹo lõm
Với những người bị mụn trứng cá bọc, mụn mủ, mụn nang, mụn viêm nghiêm trọng, việc trên da xuất hiện nhiều sẹo rỗ, sẹo lồi sau khi điều trị là điều khó có thể tránh khỏi. Nếu không có giải pháp chăm sóc da phù hợp, họ có thể đối mặt với nguy cơ phải làm bạn với những vết sẹo xấu xí suốt đời.
Gây nguy cơ rối loạn tâm lý ở người bệnh
Mụn trứng cá có thể gây ra những vấn đề lớn về thẩm mỹ. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người bệnh, đặc biệt là các bạn trẻ. Bên cạnh đó, việc điều trị mụn không hiệu quả kéo dài có thể khiến người bệnh trở nên chán nản, buồn bã, mệt mỏi thậm chí không ít người còn có thể rơi vào tình trạng trầm cảm.
Nguy cơ bị nhiễm trùng huyết cao
Mụn trứng cá mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, trong đó một số vị trí mụn dễ bị nhiễm trùng nhất là mụn ở vùng mặt. Bởi lẽ, việc người bệnh thường xuyên nặn mụn và vệ sinh da không sạch sẽ có thể khiến vùng mụn này bị nhiễm trùng huyết, gây nguy cơ bội nhiễm biến chứng thành mụn đinh râu. Loại mụn này rất nguy hiểm, thường ăn sâu vào tĩnh mạch và có thể gây tử vong nếu xử lý không đúng cách.
Làm thế nào để điều trị mụn trứng cá?
Dựa trên mức độ nghiêm trọng và loại mụn, bác sĩ có thể khuyến nghị loại thuốc theo toa hoặc không theo toa. Những loại thuốc này có thể là thuốc bôi hay thuốc uống. Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng nhiều hơn một loại thuốc bôi hay kết hợp cả hai loại thuốc.
Với mụn nhẹ
Mụn trứng cá nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn (OTC), chẳng hạn như gel trị mụn, kem trị mụn, xà phòng rửa mặt, miếng dán mụn. Song hành với đó thì cũng cần lưu ý tới việc chăm sóc da và xây dựng cho mình 1 chế độ sinh hoạt lành mạnh để làm đẹp từ bên trong.
- Vệ sinh và giữ cho da mặt luôn khô thoáng bằng cách rửa mặt mỗi ngày 2 lần.
- Khi sử dụng các sản phẩm làm đẹp như nước thơm hay phấn trang điểm thì nên tránh trang điểm ở những chỗ có mụn. Hoặc bạn đang trong thời gian mụn mọc quá nhiều thì nên tạm ngưng một thời gian không sử dụng đồ trang điểm.
- Không cậy nặn mụn bừa bãi, không sờ tay bẩn lên mụn..
>>> Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!
Mụn trung bình đến nặng
Tiêm corticoid
Thuật ngữ này có tên là tiêm corticosteroid vào trong mụn. Được bác sĩ thực hiện, cách trị mụn này giúp làm giảm viêm nhanh chóng, và làm khỏi mụn chỉ sau vài ngày. Thuốc cortisone sẽ làm giảm viêm nhanh. Tiêm corticosteroid cũng làm giảm nguy cơ phát triển sẹo mụn. Điều này sẽ rất có lợi nếu bạn dễ bị sẹo mụn và vết thâm, corticosteroid cũng được sử dụng để trị sẹo lồi và sẹo phì đại.
Tuy nhiên, Tiêm Cortioid có thể sẽ mang lại tác dụng không mong muốn như vùng da tiêm bị lõm xuống, hoặc rỗ. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng phương pháp này.
Uống thuốc
Thuốc tây trị mụn hiện được chia làm hai loại chính là kháng viêm và điều chỉnh nội tiết tố. Thuốc kháng viêm sẽ giúp giảm sưng viêm, giảm đau, giảm bớt tình trạng mụn hiện tại trên da. Thuốc điều chỉnh nội tiết tố sẽ ngăn ngừa không cho mụn xuất hiện nữa.
Thành phần chính của thuốc tây trị mụn có tác dụng kháng viêm bao gồm một số hoạt chất có khả năng kháng lại các loại mụn trên da
Khi sử dụng phương pháp này nên lưu ý mốt số điều sau:
- Hầu hết thuốc tây trị mụn hiện nay đều hoạt động theo cơ chế tiêu diệt mụn từ sâu bên trong. Thuốc sẽ tác động trực tiếp lên các yếu tố gây mụn đồng thời giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường thải độc ra bên ngoài, cân bằng nội tiết tố, ổn định hệ bào tiết bãn nhờn trên da từ đó sẽ ngăn ngừa được mụn xuất hiện.
- Tuy vậy nhắc đến việc sử dụng thuốc tây để trị mụn không ít người tỏ ra lo lắng vì cho rằng uống thuốc trị mụn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây vô sinh hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thế nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc sử dụng thuốc tây trị mụn sẽ khiến bạn bị vô sinh hoặc ảnh hưởng đến tim mạch cả.
- Mặt khác các loại thuốc tây trị mụn hiện nay đều là những loại thuốc được sử dụng ở dạng kê đơn. Tức là bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám da nhằm biết được tình trạng mụn hiện tại của bạn như thế nào để chỉ định loại thuốc uống phù hợp, liều lượng sử dụng và thời gian uống trong bao lâu.
- Uống thuốc tây trị mụn chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe khi bạn không thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tự ý mua thuốc về uống khi không có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
>>> Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh lý về da
Tóm lại khi uống thuốc trị mụn theo sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ với loại thuốc phù hợp và an toàn, hàng chính hãng, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì uống thuốc tây sẽ đem lại tác dụng trị mụn hiệu quả, mụn sẽ cải thiện rõ rệt theo từng liệu trình điều trị mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Điều trị mụn hiệu quả cấn có phác đồ phù hợp và chế độc hăm sóc da hợp lý. Không nên tự ý mua thuốc bôi hay can thiệp nặn mụn khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng mụn hoặc để lại sẹo xấu. Tùy theo cơ địa và tình trạng mụn mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc can thiệp thích hợp. Điều trị mụn không khó, tuy nhiên để đạt được hiểu quả cải thiện tốt nhất, bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị và chế độ chăm sóc da sau điều trị để duy trì kết quả ổn định nhất.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0862 16 18 56 (MIỄN PHÍ) hoặc ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA DA LIỄU.