fbpx

Viêm da atopy là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da atopy

Viêm da atopy là một bệnh viêm da thường gặp ở bệnh nhân cơ địa dị ứng. Đây không phải là một bệnh nhiễm trùng và nó không lây nhiễm. Bệnh viêm da atopy có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ em. Giảm ngứa là điều quan trọng khi điều trị tình trạng này. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của phòng khám chuyên khoa da liễu Maia&Maia.

Biểu hiện của viêm da atopy

Trong trường hợp cấp tính, da có ban đỏ, sẩn và đám sẩn không rõ ràng, mụn nước tiết dịch và không có vảy da. Da phù nề, tiết dịch, có vảy. Biểu hiện bán cấp, triệu chứng nhẹ, da không phù nề, tiết dịch. Ở giai đoạn mãn tính, da dày lên và các vết nứt gây đau đớn. Đây là hậu quả của việc người bệnh thường xuyên gãi. Thương tổn thường thấy ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

Da khô, ban đỏ-ngứa là những dấu hiệu nhận biết đặc trưng. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc và ngứa họng, hen suyễn.

Các bộ phận thường gặp: mặt, trán, cơ gấp, gáy, mi mắt, cổ tay, mu bàn tay, mu bàn chân. Trường hợp nặng có thể lan ra toàn thân. Tuy nhiên, khi bệnh trở thành mãn tính, vùng da bị tổn thương ngày càng dày và sẫm màu hơn. Tổn thương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, mỗi lứa tuổi đều có một số vùng da hay gặp nhất định. Ví dụ như ở trẻ em thường thấy ở mặt và cổ; thanh thiếu niên  thường bị ở gập khuỷu tay sau đầu gối.

Nếu không điều trị, bệnh có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Khoảng 50% bệnh tự khỏi ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn tồn tại trong nhiều năm cho đến khi trưởng thành.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da atopy

Đối tượng dễ mắc bệnh

Hiện nay ở nước ta chưa có nghiên cứu nào về tỷ lệ mắc bệnh. Theo một số báo cáo từ các quốc gia khác, tỷ lệ này là khoảng 7-20%. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh, có tới 60% trẻ bị viêm da cơ địa phát triển trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ 10% trong độ tuổi từ 6 đến 20 tuổi. Hiếm khi bệnh nhân phát bệnh ở tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh có tính chất di truyền và gia đình (60% con của bệnh nhân viêm da cơ địa mắc bệnh. Nếu cả bố mẹ bị viêm da cơ địa thì tỷ lệ là 80%).

Bác sĩ tư vấn
Bác sĩ tư vấn

Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên

  • Các chất gây dị ứng trong không khí, chẳng hạn như chất thải từ rệp nhà, len dạ,… Ngoại độc tố của Staphylococcus aureus (S. aureus) hoạt động như một siêu kháng nguyên. Nó kích thích sự hoạt hóa của tế bào lympho T và đại thực bào.
  • Dị ứng nguyên nội sinh: Kháng thể IgE trong huyết thanh của bệnh nhân có thể kích thích tế bào lympho T hoặc IgE phản ứng với tình trạng viêm.
  • Thực phẩm: Một số thực phẩm cũng thúc đẩy bệnh khởi phát. Chẳng hạn như trứng, sữa, đậu phộng, đậu nành, cá, bột mì, v.v Đây là những yếu tố làm bệnh nặng hơn hoặc trầm trọng hơn. Việc giảm hàng rào bảo vệ da và lớp ceramic trên bề mặt da khiến da dễ bị mất nước và khô ráp.
Viêm da atopy
Một số thực phẩm làm khởi phát viêm da atopy
  • Bệnh thường khởi phát vào mùa thu đông, mùa hạ bệnh nhẹ hơn. Áo len, lông chó mèo, thảm hoặc đệm giường cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Để xác định nguyên nhân gây ra bệnh viêm da atopy, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ kiểm tra da của bệnh nhân. Đây là một xét nghiệm rất an toàn, không đau và có giá trị trong việc xác định nguyên nhân gây dị ứng.

Điều trị viêm da atopy thế nào?

Về điều trị, điều quan trọng nhất là giảm ngứa cho bệnh nhân. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamin không gây ngủ để giảm ngứa. Hạn chế tối đa tiếp xúc với các chất kích ứng mạnh như chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp khác…

Corticosteroid tại chỗ cũng giúp giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc để tránh tai biến.

Lời khuyên của bác sĩ

Đối với người bệnh, tránh chà xát, gãi. Đồng thời cần bôi kem dưỡng ẩm để không bị khô và ngứa, hạn chế bệnh tái phát. Loại bỏ và tránh các chất gây dị ứng như đã mô tả ở trên.

Đối với trẻ em, cha mẹ cần tắm nhanh, rửa sạch chỗ bẩn, tránh dùng nhiều xà phòng (kể cả xà phòng dành cho trẻ em). Tránh kỳ cọ quá mạnh vì có thể làm tổn thương da. Vào mùa đông, tránh dùng nước quá nóng vì sẽ làm khô da.

Khi bị viêm da atopy, người bệnh nên mặc quần áo chất liệu cotton rộng rãi, thoáng khí để tránh mồ hôi ra nhiều và tránh ngứa do ma sát. Tránh mặc quần áo bó sát có thể gây kích ứng da. Cắt móng tay để tránh trầy xước.

Viêm da atopy
Thăm khám bác sĩ ngay khi da có triệu chứng

Khi mắc bệnh, tránh tiếp xúc với các dị nguyên như lông thú, phân chó mèo, gián, phân chuồng, bụi, mạt gà,… Đây đều là những dị nguyên thường gặp trong nhà.

Tránh dùng hóa chất xịt thơm phòng, xịt diệt muỗi, một số loại sơn mới, đồ gỗ mới cũng thải ra hóa chất có thể khiến người bệnh khó chịu. Tránh hút thuốc, hít phải khói thuốc lá, thuốc lào. Quần áo cần giặt kỹ để loại bỏ bột giặt, xà phòng giặt.

Trên đây là những thông tin về viêm da atopy. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu khi bạn thấy có vấn đề về da. Gọi ngay hotline 0862 16 18 56 để được đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ đầu ngành tại phòng khám da liễu Maia&Maia.

Những bài viết được nhiều người quan tâm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *